Tư vấn miễn phí : 0974 898 500
Nguyên lý đầu tiên của kiến trúc là bền vững sau đó mới đến công năng và đẹp. Giấy là loại vật liệu mỏng manh, chịu lực, chịu nước kém thì liệu có thể sử dụng để làm nhà được không? câu hỏi này đã được kiến trúc sư người Nhật- Ban shigeru trả lời một cách đầy thuyết phục là có. Ông dựa trên tính chất là khi tờ giấy để trên mặt phẳng thì rất mềm và yếu, nhưng khi được gấp lại thì khả năng chịu lực được tăng lên gấp nhiều lần. Nhưng chúng ta lại đặt câu hỏi là tại sao ông này lại lựa chọn giấy trong khi có nhiều loại vật liệu có sẵn tính chất và lợi thế hơn nhiều. Vậy lợi thế của giấy là gì? Thứ nhất xuất phát từ điều kiện tự nhiên của nước Nhật, đất nước này thường xuyên gặp thiên tai động đất. Mỗi khi bị động đất trên diện rộng thì cần một lượng lớn nơi trú ngụ tạm mà ai cũng có thể tự xây được. Giấy nhẹ, khi được xử lí chống thấm và gấp thành cách module chịu lực thì có thể dựng lên thành nhà mà không cần máy móc gì. Do trọng lượng nhẹ nên có thể nổi, và chịu động đất rất tốt. Thứ hai chỉ cần nguồn giấy tái chế, được gấp và tẩm hóa chất thành các ống tròn là có thể sử dụng. Ở nước ta tuy động đất ít có nhưng lũ lụt lại thường xuyên xảy ra, việc xây nhà giấy có lẽ là rất hợp. Vào mùa lũ các ngôi nhà sẽ tự nổi lên thành thuyền, chi phí xây dựng lại rất thấp vì là vật liệu tái chế.
Năm 2014, Ban nhận Giải thưởng kiến trúc Pritzker lần thứ 37, giải thưởng uy tín nhất trong kiến trúc. Ban giám khảo giải thưởng này biểu dương Ban vì sử dụng vật liệu một cách sáng tạo và nỗ lực nhằm mục đích nhân đạo khắp thế giới, và gọi ông là "người thầy tận tâm không chỉ là một hình mẫu cho thế hệ trẻ, mà còn là một nguồn cảm hứng"
Toàn bộ cấu trúc được làm từ các ống giấy.
Bên trong dùng các ống tròn làm hệ khung ngăn không gian. Chúng ta hoàn toàn có thể tự làm việc này rất nhanh chóng.
Tác giả đang hướng dẫn người dân ở châu phi cách dựng nhà.
Bản vẽ tay cách dựng nhà
Nhà thờ giấy
Một công trình nhà làm bằng ống giấy